Banner

Những điều cần biết về đậu mùa khỉ - căn bệnh WHO tuyên bố là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

(Cập nhật: 26/7/2022)

Mặc dù chưa ghi nhận ca mắc tại Việt Nam, tuy nhiên bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ với 17000 ca lây nhiễm. Trước nguy cơ xâm nhập cao của căn bệnh này vào Việt Nam, nhất là tại Quảng Ninh – nơi có đường biên giới và du lịch phát triển, các cơ quan chức năng đã tăng cường giám sát ca bệnh tại cửa khẩu và chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ứng phó.

Ngày 23/7 mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì làn sóng bùng phát các ca mắc tại nhiều nơi trên thế giới, nhằm báo hiệu nguy cơ lớn về y tế, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Việt Nam dù chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, song có nguy cơ cao bệnh xâm nhập, nhất là tại các địa phương có đường biên giới và du lịch phát triển. Lý do là các quốc gia lân cận như: Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Campuchia... đã ghi nhận các ca đậu mùa khỉ. Trong khi đó, nước ta đã bỏ tờ khai y tế dành cho người nhập cảnh từ tháng 4, hành khách có thể vào đây thuận lợi hơn trước. Việc nâng cao hiểu biết về bệnh đậu mùa khỉ và chủ động phòng chống là giải pháp ứng phó an toàn trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.

Đậu mùa khỉ là bệnh gì và lây truyền qua đường nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ, đậu mùa khỉ là một bệnh do virus thuộc họ Orthopoxvirus gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ lần đầu được phát hiện vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Từ đó, các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở người tại các quốc gia Trung và Tây Phi. Đến năm 2022, thế giới chứng kiến đợt bùng phát bất ngờ ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người thông qua dịch thể, các tổn thương ở da hoặc niêm mạc hoặc do ăn thịt động vật nhiễm bệnh chưa được nấu chín kỹ. Đậu mùa khỉ trước đây không nằm trong nhóm bệnh lây qua tình dục, tuy nhiên, theo một nghiên cứu quy mô từ các đợt bùng phát gần đây cho thấy 95% số người mắc đậu mùa khỉ lây bệnh qua đường này. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể lây virus sang thai nhi qua nhau thai.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 5 đến 21 ngày. Giai đoạn đầu tiên là virus xâm nhập, kéo dài từ 0 đến 5 ngày. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau đầu dữ dội, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau lưng đau cơ và suy nhược cơ thể (thiếu năng lượng). Nổi hạch là điểm khác biệt của đậu mùa khỉ so với những bệnh khác, có biểu hiện ban đầu tương tự như thủy đậu, sởi, đậu mùa thông thường.

Giai đoạn thứ hai là phát ban trên da, trong vòng 1-3 ngày kể từ khi bệnh nhân xuất hiện sốt. Cơ th xuất hiện các nốt phát ban chủ yếu tập trung ở mặt (95%), lòng bàn tay, bàn chân (75%). Phát ban tiến triển từ rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa (các nốt mẩn nhô cao), sau đó nổi mụn nước và mụn mủ, cuối cùng khô lại, đóng vảy.

Nguy cơ chuyển nặng và cách điều trị

Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ và hầu hết mọi người khỏi bệnh trong vòng 2 – 4 tuần, tuy nhiên có thể nghiêm trọng và chuyển biến nặng hơn ở một số đối tượng, như: trẻ em, phụ nữ có thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mãn tính đi kèm. Các biến chứng nặng có thể gặp gồm: nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm mô não, mất thị lực... Gần đây, tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ là khoảng 3-6%.

Dù chưa có phương pháp, thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng ngừa cho bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, việc tiêm vắc xin ngừa đậu mùa cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85%.

Phòng ngừa đậu mùa khỉ như thế nào?

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: Không tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ; che miệng khi ho, hắt hơi; tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn. Người có triệu chứng nghi mắc cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế và chủ động tự cách ly, điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, những người đến các quốc gia có dịch đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc thịt từ động vật nhiễm bệnh./.

 

(Tổng hợp)

(Lượt đọc: 906)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam