Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (10)
(Cập nhật: 28/11/2017)
Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (10)
XVI.120. PHỤC HÌNH CHỐT CÙI ĐÚC KIM LOẠI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.
- Răng điều trị nội nha chưa tốt.
- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.
IV CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn chốt….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Sửa soạn chân răng và thân răng
- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.
- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.
3.2 Lấy dấu
- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.
- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3 Đổ mẫu
Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.
3.4 Đúc chốt và cùi
Thực hiện tại Labo.
3.5 Gắn chốt và cùi đúc
Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.
- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.
- Gắn chốt và cùi.
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình điều trị
Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.
2. Sau điều trị
Nứt, vỡ chân răng: Nhổ răng.
XVI.121. PHỤC HÌNH CÙI ĐÖC TITANIUM
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim Titan.
- Hợp kim Titan có ưu điểm nổi trội là có tính tương hợp sinh học tốt với các mô trong khoang miệng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.
- Răng điều trị nội nha chưa tốt.
- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Hợp kim đúc Titan
- Vật liệu gắn chốt….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Sửa soạn chân răng và thân răng
- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.
- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.
3.2 Lấy dấu
- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.
- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3 Đổ mẫu
- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.
3.4 Đúc chốt và cùi Titan
- Thực hiện tại Labo.
- Lưu ý khi đúc hợp kim Titan: do nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp kim thường, nhiệt độ đúc cao & sử dụng lò đúc cao tần
3.5 Gắn chốt và cùi đúc hợp kim Titan
- Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.
- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.
- Gắn chốt và cùi.
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình điều trị
Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.
2. Sau điều trị
Gãy, vỡ chân răng: Nhổ răng.
XVI.122. PHỤC HÌNH CÙI ĐÚC KIM LOẠI QUÝ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim quý.
- Thành phần hợp kim quý: Vàng, platin, palladium, osdium, trong đó vàng chiếm tỷ lệ tỷ lệ cao.
- Kim loại quý không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao và trong môi trường miệng, nên rất an toàn khi sử dụng trong miệng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.
- Răng điều trị nội nha chưa tốt.
- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn chốt….
- Hợp kim loại quý
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Sửa soạn chân răng và thân răng
- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.
- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.
3.2. Lấy dấu
- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.
- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3. Đổ mẫu
Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.
3.4. Đúc chốt và cùi kim loại quý
Thực hiện tại Labo.
* Lưu ý khi đúc kim loại quý:Tránh lẫn những mạt bụi kim loại khác để chốt cùi không bị bọng
3.5. Gắn chốt và cùi đúc
- Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.
- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.
- Gắn chốt và cùi.
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình điều trị
Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.
2. Sau điều trị
Gãy, vỡ chân răng: Nhổ răng.
XVI.123. PHỤC HÌNH INLAY-ONLAY KIM LOẠI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật phục hồi một phần mô cứng của thân răng bằng Inlay, onlay kim loại đúc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.
- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay
- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng chết tủy
- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn inlay-onlay….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị xoang inlay, onlay
* Mặt nhai:
- Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai, tạo xoang đuôi én để tạo sức giữ,
- Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-50.
- Đáy xoang tạo thành hai bình diện tạo sức giữ và thích ứng với hình dạng buồng tủy
* Mặt bên:
- Mở rộng về phía ngoài trong
- Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
- Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc 450 để tăng thêm sức giữ cho inlay.
3.2. Lấy dấu:
- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3. Đổ mẫu
Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm
3.4. Thực hiện Inlay-Onlay
Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay tại labo.
3.5 Gắn dán phục hình
- Thử Inlay, onlay
+ Kiểm tra độ sát khít
+ Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa các điểm chạm sớm
- Gắn inlay, onlay bằng cement
- Dùng giấy cắn để kiểm tra lại khớp cắn
- Dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa các điểm chạm sớm.
3.6. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình điều trị
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương niêm mạc miệng
- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy
XVI.124. PHỤC HÌNH INLAY-ONLAY HỢP KIM TITAN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi một phần mô cứng của thân răng bằng Inlay-Onlay hợp kim Titan đúc
- Hợp kim Titan có tính tương hợp sinh học tốt với các mô trong khoang miệng, hệ số giãn nở nhiệt thấp, phục hình chính xác hơn khi đúc nóng chảy ở nhiệt độ cao.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.
- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay
- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng chết tủy
- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kỹ thuật
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Hợp kim Titan
- Vật liệu gắn inlay-onlay….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Chuẩn bị xoang inlay onlay
- Mặt nhai:
- Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai, tạo xoang đuôi én để tạo sức giữ,
- Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-5o.
- Đáy xoang tạo thành hai bình diện tạo sức giữ và thích ứng với hình dạng buồng tủy
- Mặt bên:
- Mở rộng về phía ngoài trong
- Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
- Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc 45o để tăng thêm sức giữ cho inlay.
3.2 Lấy dấu
- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3. Đổ mẫu
Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm
3.4. Thực hiện Inlay-Onlay hợp kim Titan
- Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay tại labo.
Lưu ý khi đúc hợp kim Titan: Do nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp kim thường, nhiệt độ đúc cao & sử dụng lò đúc cao tần.
3.5. Gắn Inlay-Onlay
- Thử Inlay, onlay
- Kiểm tra độ sát khít
- Kiểm tra khớp cắn và mài chỉnh các điểm chạm sớm
- Gắn inlay, onlay bằng cement
3.6. Kiểm tra khớp cắn
- Kiểm tra lại khớp cắn bằng giấy thử cắn
- Dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa các điểm chạm sớm
3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình điều trị
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương niêm mạc miệng
- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy
XVI.125. PHỤC HÌNH RĂNG BẰNG INLAY-ONLAY KIM LOẠI QUÝ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi một phần mô cứng của thân răng bằng Inlay, onlayhợp kim quý.
- Thành phần hợp kim quý: Vàng, Platin, Palladdium, Osdium, Rhodium, trong đó vàng chiếm tỷ lệ cao
- Kim loại quý không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao và trong môi trường miệng, nên rất an toàn khi sử dụng trong miệng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.
- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay
- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng chết tủy
- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn inlay-onlay….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Chuẩn bị xoang inlay, onlay
- Mặt nhai:
- Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai, tạo xoang đuôi én để tạo sức giữ,
- Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-50.
- Đáy xoang tạo thành hai bình diện tạo sức giữ và thích ứng với hình dạng buồng tủy
- Mặt bên:
- Mở rộng về phía ngoài trong
- Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
- Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc 450 để tăng thêm sức giữ cho inlay.
3.2 Lấy dấu:
- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3. Đổ mẫu
- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm
3.4. Thực hiện Inlay-Onlay
- Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay tại labo.
3.5. Gắn dán phục hình
- Thử Inlay, onlay
- Kiểm tra độ sát khít
- Kiểm tra khớp cắn và mài chỉnh các điểm chạm sớm
- Gắn inlay, onlay bằng cement
3.6. Kiểm tra khớp cắn
- Dùng giấy cắn để thử cắn
- Nếu có sang chấn, dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa.
3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình sửa soạn
- Gây sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương
- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy
XVI.126. PHỤC HÌNH INLAY-ONLAY SỨ TOÀN PHẦN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hồi mô cứng của răng bằng Inlay-Onlay Sứ toàn phần
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.
- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay
- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng chết tủy
- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn inlay-onlay….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị xoang inlay, onlay
- Mặt nhai
- Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai về phía gần và xa
- Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-5o.
- Đáy xoang mài phẳng
- Mặt bên
- Mở rộng về phía ngoài trong
- Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
- Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc lớn hơn hoặc bằng 90o
* Dùng mũi khoan kim cương mịn làm tròn các bờ các cạnh.
3.2. Lấy dấu
- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3. Đổ mẫu
Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm
3.4. Thực hiện Inlay-Onlay sứ (tại Labo)
Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay sứ tại labo
3.5. Gắn phục hình
* Thử Inlay-Onlay: kiểm tra độ sát khít, hình thể và màu sắc.
* Gắn Inlay-Onlay sứ bằng kỹ thuật etching soi mòn
- Tạo bám dính mặt trong inlay-onlay:
+ Etching bằng axít Hydro Fluoric 9%
+ Rửa và thổi khô
+ Bôi keo dán sứ
- Tạo bám dính bề mặt răng
+ Etching bằng axít Phosphoric 37% ,
+ Rửa và thổi khô,
+ Bôi keo dán men ngà.
- Gắn Inlay-Onlay vào bề mặt thân răng đã chuẩn bị bằng composit quang trùng hợp.
3.6. Kiểm tra khớp cắn
- Dùng giấy cắn để thử cắn
- Nếu có sang chấn, dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa.
3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình sửa soạn
- Gây sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương
- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy
XVI.127. PHỤC HÌNH VENEER COMPOSITE GIÁN TIẾP
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hồi các bất thường về hình thái màu sắc mặt ngoài các răng trước bằng Veneer Composite gián tiếp.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng đổi màu,
- Thiểu sản men răng.
- Các bất thường về hình thể các răng trước.
- Các tổn thương mất mô cứng men răng ở mặt ngoài các răng trước…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Sang chấn khớp cắn răng phục hồi.
IV. CHUẨN BỊ
1. người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ sửa soạn răng làm veneer
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn Veneer.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Chuẩn bị răng
- Đặt chỉ co lợi: chọn chỉ co lợi phù hợp, dùng cây đặt chỉ và đặt chỉ vào rãnh lợi mặt trước và 2 bên của răng chuẩn bị mài.
- Sửa soạn bề mặt thân răng:
+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các rãnh thâm nhập với độ sâu 0,3- 0,5mm.
+ Dùng mũi khoan thích hợp, mài mặt ngoài của răng với độ sâu 0,3-0,5mm theo các rãnh thâm nhập.
- Tạo đường hoàn tất cổ răng bằng mũi khoan kim cương tròn.
- Dùng mũi hoàn thiện hoàn tất bề mặt răng.
- So và chọn mầu Veneer.
3.2 Lấy dấu và đổ mẫu
- Lấy dấu hàm đã chuẩn bị bằng vật liệu silicon,
- Lấy dấu hàm đối,
- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu hàm đã chuẩn bị,
- Đổ mẫu hàm đối.
3.3 Tạo và trùng hợp Veneer coposite
Thực hiện tại labo.
3.4 Gắn Veneer
- Thử veneer trên miệng người bệnh.
Kiểm tra độ sát khít, hình thể, màu sắc, khớp cắn và chỉnh sửa cho phù hợp.
- Tạo bám dính bề mặt răng :
+ Etching bằng axít Phosphoric 37% ,
+ Rửa và thổi khô,
+ Thoa keo dán men ngà.
- Gắn veneer.
+ Thoa keo và đặt composite vào mặt trong Veneer.
+ Đặt Veneer vào bề mặt răng đã chuẩn bị.
+ Lấy chất gắn thừa.
+ Cố định Veneer vào bề mặt thân răng bằng chiếu đèn quang trùng hợp trong thời gian thích hợp.
3.5 Kiểm tra khớp cắn
- Thử cắn bằng giấy cắn.
- Chỉnh sửa nếu cần.
- Hướng dẫn người bệnh sau phục hình.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy
XVI.128. PHỤC HÌNH VENEER SỨ TOÀN PHẦN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hồi các bất thường về hình thái màu sắc các răng trước và răng hàm nhỏ bằng Veneer sứ toàn phần.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng đổi màu,
- Các trường hợp có khe thưa nhóm răng trước,
- Các trường hợp thay đổi đặc điểm hình thể mặt ngoài răng,
- Thiểu sản men răng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có tật nghiến răng,
- Răng mọc chen chúc,
- Có sang chấn khớp cắn vùng răng trước.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ sửa soạn răng làm veneer
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn Veneer.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Tình trạng sức khỏe toàn thân
- Tình trạng vệ sinh răng miệng
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị răng
- Đặt chỉ co lợi: chọn chỉ co lợi phù hợp, dùng cây đặt chỉ và đặt chỉ vào rãnh lợi mặt trước và 2 bên của răng chuẩn bị mài.
- Mài sửa soạn bề mặt thân răng:
+ Dùng mũi khoan trụ tạo các rãnh thâm nhập với độ sâu 0,5mm
+ Dùng mũi khoan trụ đường kính 1mm, mài lượn theo hình thể của răng độ sâu 0,5mm theo các rãnh thâm nhập
- Đối với răng hàm nhỏ để tăng sự lưu giữ có thể mài khoản hở ở vị trí 1/4 - 1/2 mặt nhai phía má khoảng 1-1,2mm.
- Tạo đường hoàn tất cổ răng bằng mũi khoan kim cương tròn.
- Dùng mũi hoàn thiện hình trụ đường kính 1,0mm hoặc 1,2mm hoàn tất bề mặt răng.
3.2. Lấy dấu:
- Lấy dấu hàm đã chuẩn bị bằng vật liệu silicon,
- Lấy dấu hàm đối,
- Sát khuẩn phần lấy dấu 2 hàm.
3.3. Đổ mẫu
- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu hàm đã chuẩn bị,
- Đổ mẫu hàm đối.
3.4 Thực hiện Veneer sứ
Chuyển mẫu tới labo để thực hiện các công đoạn làm veneer sứ.
3.5. Gắn dán phục hình
- Thử veneer: kiểm tra độ sát khít, hình thể và màu sắc.
- Tạo bám dính mặt trong veneer:
+ Etching bằng axít Hydro Fluoric 9%
+ Rửa và thổi khô
+ Bôi keo dán sứ
- Tạo bám dính bề mặt răng :
+ Etching bằng axít Phosphoric 37% ,
+ Rửa và thổi khô,
+ Bôi keo dán men ngà.
- Gắn veneer vào bề mặt thân răng đã chuẩn bị bằng composit quang trùng hợp.
3.6. Kiểm tra khớp cắn
- Thử cắn bằng giấy cắn.
- Chỉnh sửa nếu có điểm chạm sớm.
- Hướng dẫn người bệnh sau phục hình.
3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong quá trình điều trị
- Ê buốt răng: Gây tê vùng hoặc tại chỗ
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy
XVI.129. HÀM GIẢ THÁO LẮP BÁN PHẦN NỀN NHỰA THƯỜNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa thường.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mất răng từng phần.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có răng mang móc.
- Người bệnh dị ứng với nhựa nền hàm.
- Khớp cắn sâu không đủ khoảng cách cho nền hàm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt
- Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.
- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.
- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.
- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Lấy dấu
- Chọn và thử thìa.
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.
- Đổ mẫu bằng thạch cao.
- So mầu răng.
3.2. Làm nền hàm và gối sáp
Thực hiện tại Labo.
3.3. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm
- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.
- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.
- Ghi tương quan hai hàm.
3.4. Lên răng
Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.
3.5. Thử răng.
- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.
- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.
- Chỉnh sửa nếu cần.
3.6. Ép hàm.
Thực hiện tại Labo:
- Ép hàm.
- Hoàn thiện.
3.7. Lắp hàm trên miệng.
- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.
- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
XVI.130. HÀM GIẢ THÁO LẮP TOÀN PHẦN NỀN NHỰA THƯỜNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hình mất toàn bộ răng hai hàm bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa thường.
II. CHỈ ĐỊNH
Mất răng toàn bộ 2 hàm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có dị ứng với nhựa.
- Viêm loét hoại tử lợi miệng cấp.
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt
- Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.
- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.
- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.
- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Lấy dấu sơ khởi
- Chọn và thử thìa
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.
- Đổ mẫu sơ khởi
3.2. Làm thìa lấy dấu cá nhân
Thực hiện tại Labo.
3.3. Lấy dấu bằng thìa cá nhân
- Chỉnh sửa thìa lấy dấu cá nhân.
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.
- Đổ mẫu bằng thạch cao.
- Chọn mầu răng.
3.4. Làm nền hàm và gối sáp
Thực hiện tại Labo.
3.5. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm
- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.
- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.
- Ghi tương quan hai hàm.
3.6. Lên răng
Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.
3.7. Thử răng.
- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.
- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.
- Chỉnh sửa nếu cần.
3.8. Ép hàm.
Thực hiện tại Labo:
- Ép hàm.
- Hoàn thiện.
3.9. Lắp hàm trên miệng.
- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.
- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
XVI.131. HÀM GIẢ THÁO LẮP BÁN PHẦN NỀN NHỰA DẺO
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa dẻo.
II. CHỈ ĐỊNH
Mất răng từng phần.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có răng mang móc.
- Người bệnh dị ứng với nhựa nền hàm.
- Khớp cắn sâu không đủ khoảng cách cho nền hàm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt
- Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.
- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.
- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.
- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Lấy dấu
- Chọn và thử thìa.
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.
- Đổ mẫu bằng thạch cao.
- So mầu răng.
3.2. Làm nền hàm và gối sáp
Thực hiện tại Labo.
3.3. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm
- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.
- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.
- Ghi tương quan hai hàm.
3.4. Lên răng
Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.
3.5. Thử răng.
- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.
- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.
- Chỉnh sửa nếu cần.
3.6. Ép hàm.
Thực hiện tại Labo:
- Ép hàm.
- Hoàn thiện.
3.7. Lắp hàm trên miệng.
- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.
- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
XVI.132. HÀM GIẢ THÁO LẮP TOÀN PHẦN NỀN NHỰA DẺO
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hình mất toàn bộ răng hai hàm bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa dẻo.
II. CHỈ ĐỊNH
Mất răng toàn bộ 2 hàm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có dị ứng với nhựa.
- Viêm loét hoại tử lợi miệng cấp.
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt
- Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.
- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.
- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.
- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Lấy dấu sơ khởi
- Chọn và thử thìa
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.
- Đổ mẫu sơ khởi
3.2. Làm thìa lấy dấu cá nhân
Thực hiện tại Labo.
3.3. Lấy dấu bằng thìa cá nhân
- Chỉnh sửa thìa lấy dấu cá nhân.
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.
- Đổ mẫu bằng thạch cao.
- Chọn mầu răng.
3.4. Làm nền hàm và gối sáp
Thực hiện tại Labo.
3.5. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm
- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.
- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.
- Ghi tương quan hai hàm.
3.6. Lên răng
Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.
3.7. Thử răng.
- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.
- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.
- Chỉnh sửa nếu cần.
3.8. Ép hàm.
Thực hiện tại Labo:
- Ép hàm.
- Hoàn thiện.
3.9. Lắp hàm trên miệng.
- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.
- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.
- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
XVI.133. HÀM KHUNG KIM LOẠI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp có khung sườn đúc bằng hợp kim.
II. CHỈ ĐỊNH:
Mất răng từng phần.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các răng còn lại dưới 2 răng, không đủ tựa để mang hàm khung.
- Các răng còn lại lung lay, không đủ khả năng mang hàm khung.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám
- Dụng cụ đo mặt phẳng cắn (thước fox) và dụng cụ đo tầm cắn.
- Song song kế, càng nhai
- Dụng cụ mài chỉnh hàm
- Các dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.…
2.2 Vật liệu
- Vật liệu lấy dấu
- Vật liệu đổ mẫu….
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Chụp X.quang đánh giá tình trạng các răng còn lại.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Thiết kế sơ khảo hàm khung.
- Lấy dấu 2 hàm.
- Đổ mẫu nghiên cứu
- Khảo sát mẫu hàm, xác định răng đặt móc, hướng lắp và khung sơ khảo trên song song kế.
3.2. Sửa soạn răng đặt móc
- Dùng các mũi khoan thích hợp tạo điểm tựa trên răng mang móc.
- Dùng các mũi khoan thích hợp để mài chỉnh tạo hướng lắp cho hàm khung.
3.3. Lấy dấu và đổ mẫu:
- Lấy dấu hàm mất răng bằng vật liệu thích hợp.
- Lấy dấu hàm đối.
- Đổ mẫu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.
3.4. So mầu và chọn mầu răng:
Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so mầu cho phù hợp.
3.5. Thiết kế hàm khung trên mẫu thạch cao
3.6. Đúc hàm khung bằng hợp kim.
Thực hiện tại Labo.
3.7. Thử khung trên miệng người bệnh.
- Lắp hàm khung trên miệng.
- Đo tương quan 2 hàm.
3.8. Lên răng
- Cố định mẫu hàm trên càng nhai
- Lên răng
3.9. Thử răng trên miệng
- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, mầu sắc và hình thể răng….
- Chỉnh sửa nếu cần.
3.10. Chế tạo hàm
Thực hiện tại Labo.
3.11. Lắp hàm
- Lắp hàm trên miệng người bệnh.
- Chỉnh sửa nếu cần.
- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng hàm giả.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
XVI.134. HÀM KHUNG TITANIUM
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp có khung sườn đúc bằng hợp kim titanium.
II. CHỈ ĐỊNH
Mất răng từng phần.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các răng còn lại dưới 2 răng, không đủ tựa để mang hàm khung.
- Các răng còn lại lung lay, không đủ khả năng mang hàm khung.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám
- Dụng cụ đo mặt phẳng cắn (thước fox) và dụng cụ đo tầm cắn.
- Song song kế, càng nhai
- Dụng cụ mài chỉnh hàm
- Các dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.…
2.2 Vật liệu
- Vật liệu lấy dấu
- Vật liệu đổ mẫu….
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Chụp X.quang đánh giá tình trạng các răng còn lại.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Thiết kế sơ khảo hàm khung.
- Lấy dấu 2 hàm.
- Đổ mẫu nghiên cứu
- Khảo sát mẫu hàm, xác định răng đặt móc, hướng lắp và khung sơ khảo trên song song kế.
3.2. Sửa soạn răng đặt móc
- Dùng các mũi khoan thích hợp tạo điểm tựa trên răng mang móc.
- Dùng các mũi khoan thích hợp để mài chỉnh tạo hướng lắp cho hàm khung.
3.3. Lấy dấu và đổ mẫu:
- Lấy dấu hàm mất răng bằng vật liệu thích hợp.
- Lấy dấu hàm đối.
- Đổ mẫu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.
3.4. So mầu và chọn mầu răng:
Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so mầu cho phù hợp.
3.5. Thiết kế hàm khung trên mẫu thạch cao
3.6. Đúc hàm khung bằng hợp kim Titanium.
Thực hiện tại Labo.
3.7. Thử khung trên miệng người bệnh.
- Lắp hàm khung trên miệng.
- Đo tương quan 2 hàm.
3.8. Lên răng
- Cố định mẫu hàm trên càng nhai
- Lên răng
3.9. Thử răng trên miệng
- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, mầu sắc và hình thể răng….
- Chỉnh sửa nếu cần.
3.10. Chế tạo hàm
Thực hiện tại Labo.
3.11. Lắp hàm
- Lắp hàm trên miệng người bệnh.
- Chỉnh sửa nếu cần.
- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng hàm giả.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
XVI.135. MÁNG HỞ MẶT NHAI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật làm phương tiện cố định các xương hàm trong phẫu thuật điều trị gãy xương hàm cho trẻ em giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp.
II. CHỈ ĐỊNH
- Điều trị cố định gãy xương hàm trẻ em giai đoạn răng sữa.
- Điều trị cố định gãy xương hàm trẻ em giai đoạn răng hỗn hợp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Gãy xương hàm ở trẻ em chưa mọc răng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.
- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu.
- Vật liệu đổ mẫu….
3. Người bệnh:
Được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Panorama xác định đường gãy xương hàm.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Sửa soạn mẫu cho làm máng.
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu thích hợp.
- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao đá.
- Xác định đường cưa cắt mẫu.
- Cắt mẫu theo đường đã được xác định.
- Ghép và cố định mẫu.
- Thiết kế làm máng trên mẫu thạch cao đã cắt và ghép.
3.2. Làm máng hở mặt nhai: Thực hiện tại labo.
3.3. Hoàn thiện máng.
- Đặt thử máng trên mẫu.
- Chỉnh sửa máng cho phù hợp.
- Chuyển máng để điều trị cố định gãy xương hàm.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Trong quá trình thực hiện quy trình:
- Chảy máu: Cầm máu.
- Rơi chất lấy dấu vào đường thở: Lấy dị vật.
XVI.136. ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN NGHIẾN RĂNG BẰNG MÁNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị thói quen nghiến răng bằng máng chống nghiến.
II. CHỈ ĐỊNH
Tật nghiến răng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ Răng hàm mặt
Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.
- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.
- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu.
- Vật liệu đổ mẫu.
- Giấy thử cắn….
3. Người bệnh
Được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Sửa soạn mẫu làm máng
-Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu thích hợp:
- Lấy dấu cắn hai hàm bằng vật liệu thích hợp.
- Đổ mẫu bằng thạch cao đá.
- Thiết kế máng trên mẫu thạch cao.
3.2. Làm khí cụ máng chống nghiến:
-Thực hiện tại Labo.
3.3. Hướng dẫn điều trị.
- Thử khí cụ máng chống nghiến trên miệng người bệnh.
- Chỉnh sửa cho phù hợp.
- Đặt máng chống nghiến vào cung răng.
- Kiểm tra độ khít sát,khớp cắn.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng.
3.4. Các lần hẹn điều trị tiếp theo.
- Kiểm tra tình trạng cơ và khớp thái dương hàm của người bệnh và chỉnh sửa máng cho phù hợp.
- Hỏi, kiểm tra tình trạng nghiến răng của người bệnh.
3.5. Kết thúc điều trị
Khi người bệnh đã ngừng hẳn thói quen nghiến răng, thì tháo máng và kết thúc điều trị.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
Đau khớp thái dương hàm: Điều chỉnh độ cao của máng.
2. Sau khi điều trị
XVI.137. THÁO CẦU RĂNG GIẢ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật lấy bỏ cầu răng giả do cầu răng không đạt yêu cầu hoặc cần nhổ răng trụ
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng trụ cầu có bệnh lý tủy răng.
- Răng trụ cầu có bệnh lý viêm quanh cuống răng.
- Cầu sứ vỡ.
- Cầu răng không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
- Người bệnh có kế hoạch điều trị tia xạ vùng miệng và hàm mặt.
- Răng trụ cầu cần nhổ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Răng trụ lung lay độ 4
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ tháo chụp
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Thuốc tê.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng trụ.
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Cắt cầu.
- Dùng mũi khoan thích hợp cắt từng chụp ở các vị trí thuận lợi cho tháo cầu.
- Dùng dụng cụ thích hợp nới lỏng chụp.
3.2 Tháo cầu
- Dùng dụng cụ tháo chụp lấy chụp răng đã cắt ra khỏi răng mang chụp.
- Lấy bỏ xi măng gắn chụp khỏi bề mặt thân răng.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
Răng tổn thương mất mô cứng: Phục hồi lại mô cứng thân răng.
2. Sau khi điều trị
Không có tai biến.
XVI.138. THÁO CHỤP RĂNG GIẢ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật lấy bỏ chụp răng giả do chụp răng không đạt yêu cầu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng mang chụp có bệnh lý tủy răng.
- Răng mang chụp có bệnh lý viêm quanh cuống răng.
- Chụp sứ vỡ.
- Chụp răng không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
- Người bệnh có kế hoạch điều trị tia xạ vùng miệng và hàm mặt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Răng mang chụp lung lay độ 4.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ tháo chụp.
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Thuốc tê.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Cắt chụp.
- Dùng mũi khoan thích hợp cắt chụp ở các vị trí thuận lợi cho tháo chụp.
- Dùng dụng cụ thích hợp nới lỏng chụp.
3.2 Tháo chụp
- Dùng dụng cụ tháo chụp lấy chụp răng đã cắt ra khỏi răng mang chụp.
- Lấy bỏ xi măng gắn chụp khỏi bề mặt thân răng.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
Răng tổn thương mất mô cứng: Phục hồi lại mô cứng thân răng.
2. Sau khi điều trị
Không có tai biến.
XVI.139. SỬA HÀM GIẢ GÃY
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật phục hồi lại hàm giả tháo lắp có nền nhựa bị gãy.
II. CHỈ ĐỊNH
- Hàm giả tháo lắp nền nhựa nứt.
- Hàm giả tháo lắp nền nhựa gãy.
III. CHỒNG CHỈ ĐỊNH
Hàm giả tháo lắp gãy nhiều mảnh không thể phục hồi chính xác được.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kỹ thuật
- Bác sỹ Răng hàm mặt
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.
- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu
- Vật liệu đổ mẫu.
- Giấy thử cắn….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
- Đặt hai nửa hàm vào miệng người bệnh.
- Lấy dấu hàm:
+ Hàm mang hàm giả gãy:
* Hàm còn răng: Đặt hàm giả gãy lên miệng và lấy dấu.
* Hàm mất răng toàn bộ: Lấy dấu hàm không mang hàm giả.
+ Lấy dấu hàm đối.
- Đổ mẫu bằng thạch cao.
- Phục hồi hàm gãy:
+ Thực hiện tại Labo.
- Lắp hàm trên miệng:
+ Đặt hàm giả đã phục hồi lên miệng người bệnh.
+ Kiểm tra khớp cắn và mức độ sát khít của nền hàm.
+ Chỉnh sửa cho phù hợp.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị
- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:
+ Điều trị viêm loét .
+ Chỉnh sửa hàm.
(Lượt đọc: 4954)
Tin tức liên quan
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (9)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (8)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (7)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (6)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (5)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (4)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (3)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (2)
- Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (1)
- MỤC LỤC QUY TRÌNH KỸ THUẬT RĂNG HÀM MẶT
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều