KHÂU KẾT MẠC
(Cập nhật: 27/11/2017)
KHÂU KẾT MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương kết mạc là bước cấp cứu ban đầu quan trọng nhằm đóng kín vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
II. CHỈ ĐỊNH
Chấn thương rách kết mạc
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Chống chỉ định tương đối trong các trường hợp:
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Máy hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật.
- Chỉ liền kim nilon 9-0 ,10-0
3. Người bệnh
- Khai thác bệnh sử và đánh giá tổn thương.
- Giải thích rõ cho người bệnh về tiên lượng, mục đích của phẫu thuật và các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ
- Gây mê đối với trẻ em hoặc người không có khả năng phối hợp để phẫu thuật
3.2. Kỹ thuật
- Đặt vành mi để bộc lộ vết rách kết mạc
- Làm sạch mép vết thương.
- Khâu mũi rời hoặc khâu vắt.
- Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
- Băng mắt.
VI. THEO DÕI
- Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn Tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu: băng ép hoặc đốt cầm máu
(Lượt đọc: 4858)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều