Lời khuyên dinh dưỡng và thực đơn dành cho người bệnh đái tháo đường thai kỳ
(Cập nhật: 28/12/2020)
Lời khuyên dinh dưỡng và thực đơn dành cho người bệnh đái tháo đường thai kỳ
LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
- Nguyên tắc dinh dưỡng
Năng lượng
- 3 tháng đầu thai kì: Năng lượng = 30 - 35 Kcal/kg CN lý tưởng/ngày.
- 3 tháng giữa thai kì: Năng lượng = 30 - 35 Kcal/kg CN lý tưởng/ngày cộng thêm 300 Kcal/ngày.
- 3 tháng cuối thai kì: Năng lượng = 30 - 35 Kcal/kg CN lý tưởng/ngày cộng thêm 500 Kcal/ngày. Trong đó:
+ Glucid: 55 - 60%
+ Protein: 20 - 25% (Protein động vật > 50% tổng sổ Protein)
(Chú ý: những tháng cuối nếu có phù: lượng đạm giảm, tối đa 20%).
+ Lipid: 15 – 25% (Acid béo không no: 2/3).
- Chia thành nhiều bữa ăn/ngày, cố định giờ ăn.
- Tăng cường chất xơ: 20g/1000 Kcal.
- Muối: Chú ý những tháng cuối khi có phù phải ăn giảm muối: < 6g/ngày.
- Đầy đủ vi chất dinh dưỡng: Sắt, acid folic, Ca, Mg, … (đặc biệt chú ý lượng acid folic 3 tháng đầu).
- Đủ vitamin.
- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
II.Lời khuyên dinh dưỡng
1. Lựa chọn thực phẩm
a. Thực phẩm nên dùng
- Nhóm chất bột:
+ Gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc...
+ Các loại khoai củ: Khoai lang, khoai sọ, khoai môn.
- Nhóm chất đạm
- Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giầu sắt và canxi như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương, cua…
- Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, đậu nành..)
- Nhóm chất béo: Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: Dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương...
- Nhóm rau xanh: ăn đa dạng các loại rau
- Nhóm quả chín: Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chin…
- Nhóm sữa: Chọn loại sữa có nhiều chất xơ và ít đường như: Glucerna, Gluvita, NutriCare Cerna…
b. Thực phẩm hạn chế dùng
- Nhóm chất bột:
+ Miến dong, bánh mỳ trắng
+ Khoai củ chế biến dưới dạng nướng
- Nhóm chất đạm: Phủ tạng động vật như: óc, lòng, tim, gan…
- Nhóm chất béo: Mỡ động vật
- Nhóm rau xanh: Các loại đậu quả dùng làm rau: đậu đũa, đậu xanh…
- Nhóm quả chín: Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, vải, mít, chuối. hồng xiêm, chôm chôm…
c. Thực phẩm không nên dùng
- Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường
- Các loại quả sấy khô.
- Rượu, bia, nước ngọt có đường…
2. Thực đơn mẫu
2.1 Thực đơn mẫu số 1
Năng lượng: 1500 – 1600 kcal
- Gluxit: 216g (54%) - Protit: 82g - Lipid: 45g
2.2. Thực đơn mẫu số 2
Năng lượng: 1700 – 1800 kcal
- Gluxit: 246g (55%) - Protit: 88g - Lipid: 46g
2.3. Thực đơn mẫu số 3
Năng lượng: 1900 – 2000 kcal
- Gluxit: 246g (55%) - Protit: 100g - Lipid: 59g
2.4. Thực đơn mẫu số 4
Năng lượng: 2100 – 2200 kcal
- Gluxit: 286g (55%) - Protit: 110g - Lipid: 59g
Thực đơn dinh dưỡng vui lòng xem tại tập tin đình kèm !
(Lượt đọc: 1287)
Tin tức liên quan
- Lời khuyên dinh dưỡng và thực đơn dành cho người bệnh đái tháo đường suy thận
- Lời khuyên dinh dưỡng và thực đơn dành cho người bệnh viêm cầu thận
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh hội chứng thận hư không suy thận
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh hội chứng thận hư không suy thận
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận chưa lọc máu chu kỳ
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận chưa lọc máu chu kỳ
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ
- Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm đại tràng mạn
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều