Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận chưa lọc máu chu kỳ
(Cập nhật: 28/12/2020)
Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận chưa lọc máu chu kỳ
LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
CHO NGƯỜI BỆNH SUY THẬN CHƯA LỌC MÁU CHU KỲ
I Nguyên tắc dinh dưỡng
1. Giảm Protein: Tuỳ theo mức độ suy thận.
- Suy thận giai đoạn 1: 0,8 – 1g/kg cân nặng/ngày.
- Suy thận giai đoạn 2: 0,7 – 0,8g/kg cân nặng/ngày.
- Suy thận giai đoạn 3: 0,6 – 0,7g/kg cân nặng/ngày.
- Suy thận giai đoạn 4: 0,5 – 0,6g/kg cân nặng/ngày.
- Suy thận giai đoạn 5: 0,4 – 0,5g/kg cân nặng/ngày.
trong đó: Tỷ lệ Protein động vật/tổng số Protein ≥ 50%.
2. Đủ năng lượng: 30 - 35Kcal/kg cân nặng/ngày.
3. Lipid chiếm : 20 - 30% tổng năng lượng. đó: 1/3 là acid béo no, 1/3 acid béo không no một nối đôi và 1/3 acid béo không no nhiều nối đôi.
4. Đảm bảo cân bằng nước, điện giải
- Đảm bảo cân bằng nước:
Lượng nước uống ngày = Lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy...) + 300 – 500ml tuỳ theo mùa. Lượng nước uống ngày bao gồm tính cả lượng dịch truyền, lượng nước uống thuốc, uống canh và uống sữa.
- Giảm muối:
Nếu phù nhiều thì ăn nhạt hoàn toàn (bỏ hoàn toàn muối, bột canh, nước mắm, hạt nêm và mì chính).
Đối với trường hợp phù nhẹ hoặc không phù lượng muối bổ sung: 2g - 3g muối/ ngày (hoặc thay thế bằng 2 - 3 thìa 5ml nước mắm).
Điều chỉnh lượng muối khác theo điện giải đồ.
- Kali:
Khi kali máu > 5 mmol/lít thì hạn chế kali khẩu phần < 1000 mg kali/ngày. Trường hợp đái ít và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau quả.
5. Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu
- Vitamin: chú ý vitamin nhóm B, acid folic, vitamin A, vitamin C, vitamin E.
- Muối khoáng: chú ý sắt.
II. Lời khuyên dinh dưỡng
1.Lựa chọn thực phẩm:
a. Thực phẩm nên dùng
- Các loại thịt nạc, cá nạc, tôm, cua, Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc...).
- Miến, khoai củ, sắn, bột sắn...
- Các loại rau ít đạm như: rau họ cải, bầu, bí, mướp...
- Các loại quả ngọt như: táo tây, nho ngọt, xoài chín..
- Sữa : Các loại sữa cao năng lượng, ít đạm, ít điện giải (Nepro 1 Gold ,Leanmax Rena Gold 1…)...
b. Thực phẩm hạn chế dùng
- Đậu đỗ, sữa đậu nành.
- Mỡ động vật, phủ tạng động vật: tim, gan, bầu dục...
- Gạo chỉ nên ăn 1 – 1,5 lạng (2 lưng – 2 miệng bát con cơm).
- Các loại rau nhiều đạm như: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, đậu quả.
- Các loại quả chua như: cam chua, xoài chua...
- Khi kali máu cao thì hạn chế tối đa các thực phẩm giàu kali như: các loại quả khô, sầu riêng, mít dai, chuối, đậu tương, đậu xanh, rau khoai lang...
c. Thực phẩm không nên dùng
- Các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: các loại thịt hộp, cá hộp, giò, chả, pate, xúc xích, dưa muối, cà muối...
- Mỳ chính.
- Các loại lá, rễ cây, thuốc gây quá tải cho thận.
2. Thực đơn mẫu
- Thực đơn mẫu số 1
Năng lượng: 1500-1600 Kcal, lượng đạm: 30g
- Thực đơn mẫu số 2
Năng lượng: 1500-1600 Kcal, lượng đạm: 40g
- Thực đơn mẫu số 3
Năng lượng: 1500-1600 Kcal, lượng đạm: 50g
- Thực đơn mẫu số 4
Năng lượng: 1700-1800 Kcal, lượng đạm: 30g
2.5Thực đơn mẫu số 5
Năng lượng: 1700-1800 Kcal, lượng đạm: 40g
- Thực đơn mẫu số 6
Năng lượng: 1700-1800 Kcal, lượng đạm: 50g
2.7Thực đơn mẫu số 7
Năng lượng: 1900-2000 Kcal, lượng đạm: 30g
- Thực đơn mẫu số 8
Năng lượng: 1900-2000 Kcal, lượng đạm: 40g
2.9Thực đơn mẫu số 9
Năng lượng: 1900-2000 Kcal, lượng đạm: 50g
- Thực đơn mẫu số 10
Năng lượng: 1900-2000 Kcal, lượng đạm: 60g
(Lượt đọc: 1397)
Tin tức liên quan
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ
- Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm đại tràng mạn
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm gan mạn tính
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm gan mạn tính
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh xơ gan mất bù
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh xơ gan còn bù
- Lời khuyên dinh dưỡng dành cho người bệnh xơ gan
- Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm tụy mạn
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều